Wednesday, February 28, 2007

sách, "văn hoá sách"

Gần đây mình mới liên lạc với một đồng nghiệp lớn tuổi cùng giảng dạy, làm việc trong trường. Trước đây, khi còn ở VN, mỗi lần có dịp trao đổi với nhau, anh luôn tôn trọng và nói chuyện với mình như 1 đồng nghiệp ngang hàng dù tuổi tác và kinh nghiệm chắc chắn là anh hơn mình nhiều. Mình rất quý đềi đó và không quan tâm đến những gì người ta xì xầm về anh, về "bề trái, bề nổi" và những vấn đề cá nhân khác của anh. Mình tin vào trực giác của mình rằng anh là 1 đồng nghiệp tốt.

Email anh viết dài, kể về trường, về những công việc mà anh đang đảm trách hiện tại. Qua đó mình cũng biết được, trường đang được nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm và giúp đỡ. Thật tốt biết mấy ! Tuy nhiên, cũng có những điều nghĩ đến cảm giác như cái gai, chẳng biết bao giờ mới được gỡ bỏ. Đó cũng là chuyện mà mình với anh nhắc đến nhiều nhất : thư viện trường, sách, nguồn tư liệu cho sinh viên, và ngay cả cho giảng viên trong trường.

Mình còn nhớ lúc còn là sinh viên trong trường, thư viện tuy mở mỗi ngày nhưng ... hầu như chằng có gì để đọc ngoài những chồng báo Sài Gòn, Tuổi Trẻ. Nói vậy cũng quá, có 1 tủ kính được khoá chắc chắn, nhìn vào thấy khoảng 2 ngăn sách mỹ thuật mà thầy hiệu trưởng cũ mua được trong những lần đi nước ngoài công tác. Khó khăn lắm mới đuợc cô văn thư mở khoá lấy cho xem 1 cuốn. Cuốn sách đẹp, nhưng đã bị xé mất vài trang - kể ra, sách bi khoá và khó khăn để muợn cũng có lý do. Mình vào 2 lần rồi thôi.

Trở lại những email trao đổi giữa mình và anh. Nhờ anh đề bạt ý kiến đến lãnh đạo trường, xin hỗ trợ cho mình mua sách, xây dựng thư viện trường vì anh là 1 trong những người có tiếng nói đối với họ. Anh hứa sẽ nói về điều này trong cuộc họp gần nhất. NHƯNG, anh biết chắc điều mình cũng biết - trường sẽ không chấp nhận. Một lý do và cũng là 1 ví dụ dễ thấy nhất, đó là khi anh mới về nước, vào trường công tác, anh đã tặng trường 1 khối lượng sách mỹ thuật khá lớn mà thầy HL, hiệu trưởng mới đã hết lời cảm ơn trước toàn trường. Và rồi, số sách được cho vào kho ... khoá lại. Và đến nay, số sách ấy cũng chưa được 1 ai đụng đến. Nhớ đến 1 lần trong giờ học, mình đã yêu cầu sinh viên vào thư viện xem 1 số tranh để lấy ý niệm làm bài, nhưng đám học trò đã nhao nhao lên : cô ơi, thư viện có bao giờ mở cửa đâu. Mình không tin, bước lên phòng ở tận lầu ba, 1 căn phòng nhìn vào đầy bụi bặm, có tấm bảng đề chữ Thư viện, giờ làm việc là vài giờ trong 1 vài ngày trong tuần. Mình trở lại, đúng vào ngày giờ quy định thì thấy cửa vẫn đóng im ỉm như hôm trước- không ai làm việc. Lần sau nữa, cũng thế.

Một toà nhà trị giá 64 tỷ cho 1 trường MT đại diện phía Nam, nơi đào tạo ra những nghệ sĩ, họa sĩ nhưng không có 1 thư viện đáng giá 1 thư viện cho dù chỉ là 1 thư viện nhỏ. Thế nhưng, mình nghĩ thêm, nếu có thể lập 1 thư viện cho trường, sẽ có bao nhiêu cuốn sách sẽ bị xé như nhưng cuốn mình đã được xem ?

Sự bàng quang, văn hoá sách. Nghĩ cho lắm, viết ra 1 mớ chữ và kết luận là : Chán ! Không viết thêm nữa.

sách, "văn hoá sách"

Gần đây mình mới liên lạc với một đồng nghiệp lớn tuổi cùng giảng dạy, làm việc trong trường. Trước đây, khi còn ở VN, mỗi lần có dịp trao đổi với nhau, anh luôn tôn trọng và nói chuyện với mình như 1 đồng nghiệp ngang hàng dù tuổi tác và kinh nghiệm chắc chắn là anh hơn mình nhiều. Mình rất quý đềi đó và không quan tâm đến những gì người ta xì xầm về anh, về "bề trái, bề nổi" và những vấn đề cá nhân khác của anh. Mình tin vào trực giác của mình rằng anh là 1 đồng nghiệp tốt.

Email anh viết dài, kể về trường, về những công việc mà anh đang đảm trách hiện tại. Qua đó mình cũng biết được, trường đang được nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm và giúp đỡ. Thật tốt biết mấy ! Tuy nhiên, cũng có những điều nghĩ đến cảm giác như cái gai, chẳng biết bao giờ mới được gỡ bỏ. Đó cũng là chuyện mà mình với anh nhắc đến nhiều nhất : thư viện trường, sách, nguồn tư liệu cho sinh viên, và ngay cả cho giảng viên trong trường.

Mình còn nhớ lúc còn là sinh viên trong trường, thư viện tuy mở mỗi ngày nhưng ... hầu như chằng có gì để đọc ngoài những chồng báo Sài Gòn, Tuổi Trẻ. Nói vậy cũng quá, có 1 tủ kính được khoá chắc chắn, nhìn vào thấy khoảng 2 ngăn sách mỹ thuật mà thầy hiệu trưởng cũ mua được trong những lần đi nước ngoài công tác. Khó khăn lắm mới đuợc cô văn thư mở khoá lấy cho xem 1 cuốn. Cuốn sách đẹp, nhưng đã bị xé mất vài trang - kể ra, sách bi khoá và khó khăn để muợn cũng có lý do. Mình vào 2 lần rồi thôi.

Trở lại những email trao đổi giữa mình và anh. Nhờ anh đề bạt ý kiến đến lãnh đạo trường, xin hỗ trợ cho mình mua sách, xây dựng thư viện trường vì anh là 1 trong những người có tiếng nói đối với họ. Anh hứa sẽ nói về điều này trong cuộc họp gần nhất. NHƯNG, anh biết chắc điều mình cũng biết - trường sẽ không chấp nhận. Một lý do và cũng là 1 ví dụ dễ thấy nhất, đó là khi anh mới về nước, vào trường công tác, anh đã tặng trường 1 khối lượng sách mỹ thuật khá lớn mà thầy HL, hiệu trưởng mới đã hết lời cảm ơn trước toàn trường. Và rồi, số sách được cho vào kho ... khoá lại. Và đến nay, số sách ấy cũng chưa được 1 ai đụng đến. Nhớ đến 1 lần trong giờ học, mình đã yêu cầu sinh viên vào thư viện xem 1 số tranh để lấy ý niệm làm bài, nhưng đám học trò đã nhao nhao lên : cô ơi, thư viện có bao giờ mở cửa đâu. Mình không tin, bước lên phòng ở tận lầu ba, 1 căn phòng nhìn vào đầy bụi bặm, có tấm bảng đề chữ Thư viện, giờ làm việc là vài giờ trong 1 vài ngày trong tuần. Mình trở lại, đúng vào ngày giờ quy định thì thấy cửa vẫn đóng im ỉm như hôm trước- không ai làm việc. Lần sau nữa, cũng thế.

Một toà nhà trị giá 64 tỷ cho 1 trường MT đại diện phía Nam, nơi đào tạo ra những nghệ sĩ, họa sĩ nhưng không có 1 thư viện đáng giá 1 thư viện cho dù chỉ là 1 thư viện nhỏ. Thế nhưng, mình nghĩ thêm, nếu có thể lập 1 thư viện cho trường, sẽ có bao nhiêu cuốn sách sẽ bị xé như nhưng cuốn mình đã được xem ?

Sự bàng quang, văn hoá sách. Nghĩ cho lắm, viết ra 1 mớ chữ và kết luận là : Chán ! Không viết thêm nữa.

Sunday, February 25, 2007

"Ốm đau là mất đi chơi"-TĐK

Bệnh, cúm, đau đầu, ho như điên, nằm bẹp 1 chỗ với cái máy tính bên cạnh. Nhớ tô cháo hành và sự chăm sóc của mẹ khi ở nhà mỗi lần bị bệnh. Xa nhà, xa mẹ, mới thấy sự quan tâm, lo lắng của mẹ quý giá biết chừng nào. Híc híc ..

"Ốm đau là mất đi chơi"-TĐK

Bệnh, cúm, đau đầu, ho như điên, nằm bẹp 1 chỗ với cái máy tính bên cạnh. Nhớ tô cháo hành và sự chăm sóc của mẹ khi ở nhà mỗi lần bị bệnh. Xa nhà, xa mẹ, mới thấy sự quan tâm, lo lắng của mẹ quý giá biết chừng nào. Híc híc ..

Wednesday, February 14, 2007

February 14, 2007




Cái vật thể bé bé, xinh xinh này đã được gửi về đúng dịp Valentine. Trông yêuuu ghê ! Nhét gọn vừa túi áo, bé hơn cả cái điện thoại ( nếu có thể lấy cái SD 900 thì chắc mình sẽ yêu nó nhiều hơn tí xíu ). Nhưng mình cũng sẽ không hết yêu cái D50 kềnh càng của mình đâu, vậy thì sẽ sống hòa thuận với cả 2, yêu cả 2 nhé .

February 14, 2007




Cái vật thể bé bé, xinh xinh này đã được gửi về đúng dịp Valentine. Trông yêuuu ghê ! Nhét gọn vừa túi áo, bé hơn cả cái điện thoại ( nếu có thể lấy cái SD 900 thì chắc mình sẽ yêu nó nhiều hơn tí xíu ). Nhưng mình cũng sẽ không hết yêu cái D50 kềnh càng của mình đâu, vậy thì sẽ sống hòa thuận với cả 2, yêu cả 2 nhé .

Monday, February 12, 2007

Tet

Tính theo ngay âm, hôm nay là 27 tháng Chạp rồi ... vài hôm nữa là Tết. Lần đầu tiên không được ăn Tết. Trong đời, không biết phải qua bao nhiêu những cái "lần đầu tiên" nhỉ ? Cảm giác của "Lần đầu không Tết" này thật lạ. Buồn ư ? Không - mình không dám nhắc đến thứ cảm giác này. Giả vờ như không hề có Tết - mà thật vậy, làm gì có Tết ở đây; mọi người vẫn đi làm, mình vẫn đi học. Vui ư ? Hmm, làm sao vui khi mỗi ngày cố chẳng nghĩ đến, nhưng những email từ bạn bè, gia đình vẫn nhắc mình nhớ rằng : nơi ấy, NHÀ, đang Tết. Không buồn, không vui nhưng chẳng là vô cảm. Kỳ cục !

Riêng có 1 điều rất rõ rệt, mình thèm có được những tờ báo Xuân.

Tet

Tính theo ngay âm, hôm nay là 27 tháng Chạp rồi ... vài hôm nữa là Tết. Lần đầu tiên không được ăn Tết. Trong đời, không biết phải qua bao nhiêu những cái "lần đầu tiên" nhỉ ? Cảm giác của "Lần đầu không Tết" này thật lạ. Buồn ư ? Không - mình không dám nhắc đến thứ cảm giác này. Giả vờ như không hề có Tết - mà thật vậy, làm gì có Tết ở đây; mọi người vẫn đi làm, mình vẫn đi học. Vui ư ? Hmm, làm sao vui khi mỗi ngày cố chẳng nghĩ đến, nhưng những email từ bạn bè, gia đình vẫn nhắc mình nhớ rằng : nơi ấy, NHÀ, đang Tết. Không buồn, không vui nhưng chẳng là vô cảm. Kỳ cục !

Riêng có 1 điều rất rõ rệt, mình thèm có được những tờ báo Xuân.

Thursday, February 8, 2007

Tu*. nghi~, tu*. no'i mot minh




Để sống hòa thuận, sống vui vẻ với cái gì mình không thích, có lẽ cách tốt nhất là mình ... phải yêu lại nó. "Nó"của mình bây giờ mang cái tên "Triết học". Kể ra khi cố gắng tìm hiểu để yêu, mình cũng tìm ra, ngộ ra được vài điều lý thú. Để xem nào, hôm nay cái tên Nietzsche đã được ghi vào bộ nhớ. Và lạ lùng, mình đã thích thú khi bắt đuợc cuốn Nietzsche- Cuộc đời và triết lý của Felicien Challaye. Chưa thể đọc hết, toàn những ngôn từ khó hiểu, nhưng có những đoạn khíên mình phải dừng mắt lại.

Như thế này:

Nietzsche hỏi những người tự nhận là người hiểu biết: "Anh đã sống với tận cùng tâm hồn của anh chưa, với những nỗi xao xuyến, dao động, với buồn thảm mênh mông dài đăng đẳng, với niềm vui phút chốc bùng cháy lên không?"

Và thế này nữa :

Ý chí hùng tráng đòi hỏi đau đớn cũng như khoái lạc bởi hữu thể cần thiết vật gì đối nghịch với mình, nó đi tìm sức đối kháng. Đau đớn là một chướng ngại, nhưng chính chướng ngại là chất kích thích cho ý chí hùng tráng. Mọi chiến thắng, mọi tình cảm khoái lạc đều bao hàm một sức đối kháng phải vượt qua.

Tu*. nghi~, tu*. no'i mot minh




Để sống hòa thuận, sống vui vẻ với cái gì mình không thích, có lẽ cách tốt nhất là mình ... phải yêu lại nó. "Nó"của mình bây giờ mang cái tên "Triết học". Kể ra khi cố gắng tìm hiểu để yêu, mình cũng tìm ra, ngộ ra được vài điều lý thú. Để xem nào, hôm nay cái tên Nietzsche đã được ghi vào bộ nhớ. Và lạ lùng, mình đã thích thú khi bắt đuợc cuốn Nietzsche- Cuộc đời và triết lý của Felicien Challaye. Chưa thể đọc hết, toàn những ngôn từ khó hiểu, nhưng có những đoạn khíên mình phải dừng mắt lại.

Như thế này:

Nietzsche hỏi những người tự nhận là người hiểu biết: "Anh đã sống với tận cùng tâm hồn của anh chưa, với những nỗi xao xuyến, dao động, với buồn thảm mênh mông dài đăng đẳng, với niềm vui phút chốc bùng cháy lên không?"

Và thế này nữa :

Ý chí hùng tráng đòi hỏi đau đớn cũng như khoái lạc bởi hữu thể cần thiết vật gì đối nghịch với mình, nó đi tìm sức đối kháng. Đau đớn là một chướng ngại, nhưng chính chướng ngại là chất kích thích cho ý chí hùng tráng. Mọi chiến thắng, mọi tình cảm khoái lạc đều bao hàm một sức đối kháng phải vượt qua.

Sunday, February 4, 2007

into my dreams

In the dreams, you've come to me, so often. It just likes the days before, with our friends; or in the corridor where we had the secret kisses; or in a strange and sparkling world that doesn't appear in our real world, just you and me... Dreams of mine ...

into my dreams

In the dreams, you've come to me, so often. It just likes the days before, with our friends; or in the corridor where we had the secret kisses; or in a strange and sparkling world that doesn't appear in our real world, just you and me... Dreams of mine ...