Monday, January 1, 2024

Anh sẽ lại tim em

    Cuộc sống vợ chồng, dù có hạnh phúc đến đầu bạc răng long, mình nghĩ ai rồi cũng chẳng thể tránh được cơm không lành, canh không ngọt, xích mích, hờn giận trong cả quãng đời ở cùng nhau, chỉ khác ít hay nhiều, mức độ nặng hay nhẹ.

   Mình cũng không tránh được. Ước đoán, có khi còn hay "kiếm chuyện" nhiều hơn mức độ trung bình ấy chứ. Thích gây chuyện khó dễ cho chồng kể từ lúc mới tập tễnh chỉ mới bồ bịch, yêu đương nhau. "Sở thích" đặc trưng của mình mỗi lần hai vợ chồng bất đồng ý kiến hay cãi nhau, mình sẽ tìm cách này hay cách nọ, xâu chuỗi chuyện này với chuyện kia, chuyện mới xảy ra hoặc chuyện đã qua nhiều năm trước, mục đích "hành hạ" bằng cách gây cho chồng cảm giác "anh cần phải thấy mình có lỗi", "anh cần phải bù đắp cho sự thiệt thòi của em", "em không được đối xử tốt như chị A, chị B, chị C",...

Kể ra, viết thành chữ cho người người đọc về chuyện cá nhân thế này, mình thấy gượng gạo. Cảm giác đúng là vạch áo cho người xem lưng, mát mát, nhồn nhột. Nhưng đấy lại là nguyên nhân, cũng là mở đầu cho chuyến đi ngược thời gian của mình lần này - thứ 6, 15/7/2016.

   Cay được nghỉ hè hai tuần, cũng là 14 ngày mình bận rộn, mệt hơn bình thường, cũng là cái cớ cho mình cằn nhằn, lẫy hờn chồng nhiều hơn. Thực lòng, mình hiểu hết mọi vấn đề, hiểu được những nguyên nhân cho những chuyện mà anh "không chịu làm" cho hai mẹ con. Mình luôn nhận thức "đàn bà mà, chỉ thích nhìn vào điều bực lòng trước mắt, không thích - không muốn nhìn vào toàn cảnh rộng hơn" - biết đó là nhược đểm của mình, nhưng phần khác, lấn át mạnh hơn, lại muốn dùng yếu điểm ấy để nhiễu sự với chồng của mình.


- Được rồi, Jeff nói, hôm nay chúng ta không cần phải vào tầng sâu đâu, chỉ ở mức độ vừa phải, Minh thả lỏng, để cho phần thích gây sự bước ra nói chuyện, bộc lộ suy nghĩ, rồi từ đó chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về nguyên nhân.

   Với mình, đoán chừng có 3 khả năng: hoặc có một linh hồn tạm trú phá phách, hoặc hai vợ chồng có vần đề gì với nhau từ nhiều kiếp trước, hoặc đơn giản hơn, do mình vẫn bị ảnh hưởng sự thất vọng, sợ hãi từ cuộc hôn nhân trước đây. Nên, giải pháp của Jeff có vẻ hợp lý, chỉ cố thư giãn, không nắn bóp suy nghĩ, điều gì cần biết, tự nó sẽ bước lên phía trước để đối thoại.

   Có đọc thêm về phương pháp tự giúp bản thân bước vào tầng nhanh hơn, mình khóá hai tay trước bụng, hai đầu ngón cái chạm vào nhau. Nhắm mắt, tập trung lắng nghe 3 loại âm thanh, 3 xúc giác, rồi còn 2, còn 1... Cùng giọng Jeff đều đều, hướng dẫn cho mình cảm thấy sự biến chuyển trong cơ thể, nhận diện bất kỳ đều gì khác thường trong khi tâm trí hướng về nỗi bực dọc mỗi khi cãi nhau với chồng.

   Hơi thở mình trở nên dồn dập hơn, người nóng lên. Sức nóng dần tụ lại nơi mé xương sườn bên trái. Từ nơi ấy, như có những làn sóng hơi nóng lan rộng ra, nhẹ dần rồi biến mất. Khi cái cảm về sắc độ ấm lên cao nhất, mình nhìn thấy một mũi tên xuyên qua ổ bụng - thật ra, mình không chắc lắm đấy có phải là một mũi tên hay mũi nhọn từ ngọn giáo vì góc nhìn là phía bên trong thành bụng, không phải bên ngoài.Vật nhọn ấy không đem đến cái chết, nhưng ây nên vết thương đau đớn.

   Trong bóng tôi lờ mờ, tuy chưa thây rõ khung cảnh, nhưng mình có thể đoán đấy là một nơi tối tăm ẩm thấp, giống một cái giếng nông, rộng, với ánh sáng yếu ớt chiếu từ phía trên là miệng giếng. Phải rồi, cái giếng nhưng không hẳn là nơi chưa nước, mà là một nhà tù. Người đàn ông với vết thương nơi mé bụng bên trái đang đứng kia, gào thét, đòi trả tự do, hoặc như anh muốn van nài bởi oan ức. Anh bị bắt, bị làm tù binh - tuy không biết được thời đểm nào, mình chỉ có thể biết đã khá lâu, và với hình ảnh vài người lính trên lưng ngựa cộng trang phục áo giáp của họ, mình đoán đấy là lính thời La Mã.

Anh đột nhiên im lặng, ngồi xuống một mô đá nhô ra từ thành giếng, đăm chiêu suy nghĩ.

   Mình thấy rõ hơn một chút, người đàn ông tầm 35-37, mặc chiếc áo rộng dài, màu trắng ố bẩn, nhàu nát. Khuôn mặt anh hơi xương, dài, tóc đen vừa chấm đến vai, bộ râu quai nón đen mướt. Anh ngồi đó, khuôn mắt sắt lại, ánh mắt thể hiện rằng anh đã có sự quyết định, anh chờ đợi bất cứ điều gì sắp xảy đến với lòng dũng cảm, sẽ không hé một lời nào nữa. Khác với ban nãy, giờ đây anh ngồi yên lặng, bình tĩnh.

   Bóng tối trong ngục nhòè đi, ánh sáng chớp tắt chấp chới. Mình muốn nhắm nghiền mắt lại để tránh sự chói gắt. Càng lúc càng sáng, cho đến khi mình nhận ra đấy là ngọn lửa cháy phừng phực. Người đàn ông với vết thương vẫn rỉ máu bị trói giang tay trên cây cột hình thánh giá, tư thế giống chúa Jesu bị hành hình, lửa cháy dữ dội khiến mình chỉ thấy nửa phần trên. Có thể anh đã chết, đầu gục nghiêng sang trái, tóc xoã ra che nửa khuôn mặt.

   Vừa mô tả lại cho Jeff, mình tự nghĩ: mình chính là người bị trói trên giàn thiêu ấy sao?

   Nhưng cảm giác không như mọi lần - sau khi chết, tiếp theo sẽ là cảm giác nhẹ bẫng lâng lâng, ánh sáng chan hòà êm dịu. Lần này, mình cảm thấy lòng trĩu nặng, nhìn người đàn ông với ngọn lửa cháy bùng quanh thân mà thấy bất lực. Mình không phải anh ấy, mà là một người bạn chăng?

   Đã chắc chắn chỉ là người đang chứng kiến toàn cảnh đau buồn nhưng lẫm liệt kia, đồng thời nhận ra mình đang bí mật theo dõi buổi hành hình từ trong bụi rậm phía xa, đầu bìa rừng. Sự buồn bã, rồi nỗi đau trong tinh thần trở nên mạnh hơn. Mình bắt đầu khóc. Khóc cho sự mất mát và một nỗi giận dữ khó tả.

   Tôi buồn quá. Tôi đau khổ. Không phải là một người bạn, tôi là vợ hoặc là người yêu của người đàn ông kia. Tôi căm giận. Anh ấy có thể sống, nhưng lại chọn cái chết để giữ sự chính trực, danh dự của mình. Anh ấy chọn cái chết, bỏ lại tôi mà chẳng đắn đo.

   Không thể chấp nhận chuyện ấy! Jeff, anh ta ích kỷ quá!

   Tiếp tục khóc nức nở. Yên lặng một lúc cho sự xúc động của mình lắng xuống, Jeff nói:

  • Minh hãy hình dung đi vào ánh sáng, tìm anh ấy, nói cho anh ấy hiểu điều Minh nghĩ.
  • Tôi mặc bộ váy dài, thắt eo, tóc đen dài quấn quanh đầu, trong tư thế quỳ - ừm ... có lẽ trong nhà thờ. Anh ấy đứng đấy, trong quầng sáng. Ánh mắt buồn, tay như thể chạm vào vai tôi. Nhưng anh im lặng không nói lời nào. Dường như anh cũng không biết cách giãi bày hay an ủi. Tôi quỳ ở đấy, cầu nguyện, nhưng không biết có sự hiện diện của anh. Tôi căm ghét anh ấy cùng lúc là nỗi đau khổ tột cùng.

   -   Hãy bỏ qua quãng đời còn lại, đến giây phút cuối cùng của cuộc đời đó - cái chết, và hãy bay lên cùng ánh sáng. Gặp anh ấy, có lẽ cả hai sẽ hiểu được nhau. Lắng nghe xem anh muốn nói gì.

   Mình bay vút lên cao, theo lực hút của luồng ánh sáng. Bay mãi, rất xa. Mình không còn là cô gái ban nãy, cũng không trong hình thể một con người. Rất lạ, mình - đồng thời không phải mình, một thể lỏng không phải nước cũng chẳng phải khí, tồn tại mà cũng như không tồn tại. Mình gặp anh. Hai thể dạng khó mô tả ấy đối diện, nhận ra nhau cho dù không biết phân biệt sự khác nhau thế nào. Anh ngay đấy, rất gần. Tuy không còn đứng trong thế giới vật chất, nhưng sự tức giận của mình vẫn chẳng thay đổi. Mình - người đang ngồi trên ghế, khóc thay cho cô gái, lại bật cười khi cô nói rằng: em muốn tát cho anh vài cái thật đau, chỉ tiếc là trong hình thể này, em không có tay để làm điều ấy.

Jeff cũng không nén đươc, cười theo.

   Anh, đứng đấy, sự giao tiếp của cả hai không bằng lời nói, nhưng mình nghe anh bảo rằng:

"Anh biết, chắc chắn, chúng ta sẽ lại cùng nhau." Với nhận thức, mình - người ngồi ngay đây, chứng kiến và nhận xét toàn cảnh, biết rằng, vài trăm năm sau, ít nhất phải hai cuộc đời làm đàn ông nữa, cộng thêm 28 năm, mới có thể gặp lại, sống cùng nhau trong cuộc đời hiện tại. Chính suy nghĩ đó, ảnh hưởng đến cô gái đang đứng trong vùng ánh sáng kia. Cô tiếp tục khóc và nói rằng, sẽ còn rất lâu chúng ta mới có thể làm được điều đó.

Anh không biết nói gì ngoài câu: "Em phải tin, anh sẽ lại tìm em". Vẫn còn thổn thức, nhưng mình cảm thấy nhẹ nhõm nhiều, bắt đầu rơi vào trạng thái lơ lửng, rơi từ từ, chậm rãi cho đến khi trở lại thực tại, trong chiếc ghế nệm giữa phòng đối mặt với Jeff.

   Ban đầu, dự định sẽ không vào tầng sâu, nhưng mọi hình ảnh, diễn biến bất ngờ lại xảy ra thật rõ ngoài sự tưởng tượng.

   Bước ra đường, rảo bộ xuôi đến chỗ đậu xe, hình ảnh người đàn ông với mái tóc đen, bộ râu cũng đen ôm lấy khuôn mặt và lời hứa "Anh sẽ lại tìm em" khiến mình cười mủm mỉm. Kể ra, trong thể trạng linh hồn, anh biết cách nói, biết cách làm cho mình nguôi ngoai giỏi hơn đức ông chồng bay giờ chỉ biết làm cho vợ lên cơn, rồi tự chuốc lấy sự gặm nhấm "lỗi lầm" mang theo trong tâm khảm từ mấy trăm năm qua.

Viết đến đây, mình lại cười.


Liệu có nên tiếp tục hành hạ để anh sẽ còn phải tìm mình trăm năm sau, nghìn năm nữa?

Thursday, April 28, 2016

Trao đổi cùng Jeff (2)


Hình ảnh cuối cùng của Phill đã tắt. Jeff không đưa mình về hiện tại ngay mà tiếp tục:
- Hãy kết nối hai cuộc đời trước đây và nhận biết họ có ý nghĩa thế nào?
- Không "nghe" thấy câu trả lời, nhưng tôi đang thấy một quả cầu với hình tượng âm dương (yin/yang) quay tròn theo 1 chiều.
Đầu yang nối tiếp đuôi yin và ngược lại. Quả cầu quay nhanh hơn, hai phần âm dương như lẫn vào nhau theo tốc độ tăng dần cho đến khi chỉ còn 1 khối cầu tròn trọn vẹn, chậm chậm bay hút khỏi tầm nhìn.
- Nơi khối cầu đã bay đi, hãy nhìn xem còn điều gì diễn ra.
- Hình như bóng dáng một người đứng vị trí cao hơn một chút ... Không hẳn. Chỉ là hai bàn tay đưa ra từ quầng sáng - với chi tiết khá rõ là ống tay áo rộng bao phủ cánh tay được viền trang trí bằng dải vàng hoạ tiết lấp lánh -  ra hiệu như bảo mình đứng lên với ngụ ý chính xác là "Lighten up! Lighten up yourself" (ngay lúc này, khi đang viết lại, mình đang suy nghĩ nên dịch "lighten up" với nghĩa sao cho phù hợp qua tiếng Việt). Có thể là: hãy bớt buồn phiền, hãy tự toả sáng cho tâm hồn. (Có ai có thể giúp mình dịch sao cho gần nghĩa nhất?)

  ***

Một sự kiện xảy ra tháng 8 năm ngoái 2015, mình nghĩ sẽ giữ trong lòng không kể lại cùng ai, vì có kể ra chắc khó mà hiểu/thông cảm/chia sẻ được. Nhưng bây giờ, mình đã diễn giải được rành mạch cho bạn chồng - mình tin trong chuyện này, là người chứng kiến hết mọi việc, bạn ấy là người hiểu mình nhất. Sau mọi việc, mình nghĩ có thể viết lại đây.
Thời gian làm slideshow chuẩn bị cho lễ tang bố chồng, mình được xem và chọn lựa trong cả kho hình quý giá mà ông giữ được đến ngày nay. Ông - một người lính Cộng hoà, cũng từng có tuổi trẻ tràn đầy sức sống. Ông phong trần, hiên ngang và tự hào trong bộ quân phục. Đằng sau vỏ ngoài của người lính cứng cáp, là tâm hồn người nghệ sĩ, ông chơi nhạc, vẽ tranh, và ông từng yêu say đắm. Giai đoạn tuổi trẻ của người lính, phe Cộng hoà - đã một thời là biểu tượng trái ngược với gia đình mình -  hiện ra như một cuốn phim, cuốn phim khiến cho cảm xúc lạ kỳ từ sâu đáy lòng mình dâng lên vỡ oà. Mình khóc, người run lên, nức nở với mỗi lần chỉnh sửa hay xem lại những hình ảnh đẹp nhất, ý nghĩa nhất theo sự chọn lựa của mình. Quả thật, mình ngạc nhiên và hơi sợ hãi với cảm xúc vượt ngoài kiểm soát như vậy. Có lẽ mất mát của gia đình chồng khiến mình nhớ đến sự thiếu vắng của Ba? Không phải. Thậm chí, mình cố lục những khoảnh khắc buồn nhất ngày Ba mất nhằm gán ghép thành lời giải thích về tâm trạng kỳ quặc, mình tự ép phải tin là thế. Có, nhưng không hẳn. Ký ức về Ba lúc ấy nằm rất yên trong tâm khảm.
Mình mân mê, nâng niu những tấm ảnh chứa đầy lịch sử, thời gian và không gian. Những luỹ chiến hào, những ụ cát, những vòng kẽm gai, những người lính trẻ trong quân trang rằn ri, những dáng vẻ tự tin đứng ngồi quanh chiếc xe quân sự bụi bặm hầm hố. (Thậm chí ngày tang lễ mình còn phản ứng hơi gay gắt khi thấy một vài tấm hình treo trong gian phòng nơi ông nằm bị ai đó vô tình dùng đinh, ghim vào bảng.)
Một tuần lễ chuẩn bị là 7 ngày vô cùng bất ổn, bên cạnh chia sẻ sự thương tiếc người cha cùng gia đình,  khóc vì thương cho tuổi trẻ hào hùng của một đời người đã qua, tiếc cho lòng nhiệt huyết tràn sức sống đã tắt. Mình muốn cô đọng trong khuôn khổ slideshow chỉ với những hình ảnh thời đời lính oai phong của ông, thầm nghĩ giá như không cần tiếp nối hình ảnh ngày ông đã lớn tuổi (tất nhiên, không thể làm thế).
Mệt mỏi, buồn, đến phát bệnh nặng mà không hiểu vì sao.
Cuộc đời của Phill trong cuộc chiến ở VN đã giúp lý giải cho tâm trạng phức tạp tuần lễ ấy. Vô thức, mình đã nhận ra những hình ảnh quen thuộc.
Mình ngẫm nghĩ và nhận ra thế này:
• Với thôi miên, mình hiểu được nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cảm xúc với những hình ảnh của ông. Có nghĩa, nhìn theo khía cạnh này, mình không phải là người có tâm thần bất ổn. Lời giải thích này, đã gột bỏ thắc mắc luẩn quẩn, băn khoăn về tình trạng tâm lý của mình. Hình dung như bước về nhà, trút bỏ được tấm áo chật chội bức bối sau một ngày dài ngoài đường mệt nhọc.
 Cuộc đời này, mình được học nghệ thuật tạo hinh, được sống trong môi trường biết tiếp thu cái đẹp và lưu giữ lại cảm xúc qua khả năng vẽ, khắc, chạm. Có phải sự lựa chọn bắt nguồn từ chàng trai trẻ những năm 50, người luôn nhìn thấy cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hoá? Có phải để có được số phận này, mình đã chọn trở lại trong một gia đình gồm nhiều hoạ sĩ?
• Nếu không tìm được nguồn cơn thật sự, theo phương diện khác, có thể tâm lý mình bất ổn thật, bởi nó bắt nguồn từ bản chất quá nhạy cảm, mình hay nói đùa với mọi người là "mong manh dễ vỡ", có khả năng nhập tâm vào vị trí của người khác để cảm nhận (cảm về khí phách người lính trẻ tràn sức sống, nhiệt huyết, cảm thấy cái đẹp trong những con người đứng kia, cái đẹp trong quang cảnh từ những bức ảnh). 
        Mình ý thức được giá trị từ những tấm ảnh của bố chồng, quý trọng nó như một phần     của lịch sử - từ khoảnh khắc được chụp lại cho đến loại giấy in hình thời bấy giờ, sự chuyển đổi màu sắc qua năm tháng, và cả những dòng chữ được ghi ở mặt sau.
       Có thể ví như một người yêu thích đọc sách, họ sẽ ý thức quý sách, giữ gìn, trở thành thói quen. Vậy đó có phải là một trong những nhân tố hình thành tính cách?
Nếu không biết được sự cảm thụ cái đẹp bắt rễ từ đâu, mình đã và vẫn đang biết đấy là sự thừa hưởng từ tố chất của Ba, Mẹ, Ông ngoại, và sự cộng hưởng từ tất cả thành viên khác trong gia đình lớn. Và, cũng vì làm nghệ sĩ, nên tâm trạng, suy nghĩ của mình cũng không thể như những người học về kỹ thuật, cơ khí ... Giải thích vì sao mình dễ dàng lâm vào tình trạng tinh thần bất ổn định (nếu không muốn nói là bị dở hơi, bị tâm thần) để rồi dẫn đến bùng nổ cảm xúc với những bức hình cũ của bố chồng.

  ***

Câu hỏi cuối cùng Jeff đưa ra trước khi dẫn mình về lại hiện tại:
- Kết dính 3 cuộc đời, hãy tự hỏi yếu tố quan trọng nhất, cô đọng nhất là gì.
Không một chút nghĩ ngợi, mình đã trả lời dứt khoát và suôn sẻ: Hai cuộc đời đã qua, hai con người đã chết để tạo dựng nên cá thể là mình ngày hôm nay - có lẽ, trong trạng thái bình thường, mình không thể nghĩ ra một nhận định nhanh và rõ ràng như thế. Thông thường, Jeff cần phải giữ thái độ và âm vực bình thản đều đều. Nhưng lúc ấy, nghe Jeff thốt lên "So beautiful!" (Thật đẹp quá), cùng lúc, mình hiểu ý nghĩa của lời kết luận được diễn đạt ra một cách gần như vô thức.
Mình rút ra rằng, tất cả chúng ta, mỗi người là một thế giới độc nhất vô nhị. Thế giới ấy được xếp lên bởi bề dày của kinh nghiệm tích tụ qua bao cuộc sống khác nhau. Chẳng vô cớ mà anh em cùng cha mẹ sinh ra, cùng được nuôi dưỡng, giáo dục như nhau, nhưng mỗi đứa con sẽ phát triển nên những tính cách khác biệt. Thử nghĩ lại luật nhân quả, sẽ thấy sự hợp lý, đơn giản như một quy tắc anh có vay, thì anh phải trả, anh trồng cây táo, cây táo sẽ không ra quả chanh ... thế thôi. Anh sống trong sự tức giận, căm ghét, thù hận người khác, dấu ấn ấy sẽ in hằn trong tâm thức; khi sang một trang mới, ít nhiều, anh sẽ vô thức lặp lại tính cách ấy; nếu vẫn không rút ra được, nó trở thành vòng luẩn quẩn kg điểm dừng hoặc có thể anh trở thành nạn nhân của sự hận thù, ghét bỏ của người khác, chỉ khi ấy anh sẽ cảm nhận và hiểu, để sẽ thay đổi, học cách tha thứ và có thể sống thanh thản trong một cuộc đời tốt đẹp hơn.
Những điều này, ai ai cũng đã nằm lòng. Mình cũng đã được dạy từ khi còn bé. Nhưng với hiểu biết bằng thực tế xảy ra với chính bản thân, mình tin chắc định luật tự nhiên là như thế, không chỉ là những lời răn dạy khiến con người lo sợ rồi cố sống tốt để "lỡ" có kiếp sau mình sẽ sung sướng. (Đây là cách diễn giải theo tiếp thu của cá nhân, mình không mang ý gây sự khó chịu cho người khác có suy nghĩ bất đồng, nhất là không chủ ý đụng chạm đến niềm tin của bất cứ ai).
Vài tuần trước đây, mình còn khó nắm bắt khái niệm mà tác giả Brian Weiss đặt ra: "Nếu như một con người được sinh ra, lớn lên, tích tụ tri thức, hiểu biết, để rồi chết, hết - chấm dứt, thì mọi sinh tồn trong vũ trụ quả là vô giá trị, hoặc là sự phí phạm", thì bây giờ mình đã hiểu.
Thế giới này khó tìm thấy sự hoàn hảo, nhưng không đều gì xảy ra một cách thừa thãi và sai lệch. Cân bằng luôn là nền móng của tạo vật.


Tuổi trẻ còn mãi


Khi ch mới là đứa bé 7-8 tui, mình đã nhen nhóm ni sợ cái chết, bt đu từ khi m quyn sách hình nh chiến tranh tại Việt Nam do những phóng viên chiến trường Mỹ, quc tế chụp lại. Quyn sách bìa vi màu ghi đã ng nâu , gáy sờn, lòi những sợi ch từ bên trong - quyn sách nằm trên kệ, vừa tm tay ca đứa bé, luôn có một sức hút trí tò mò. Cm giác sợ hãi từ những hình nh nhà cháy, khói la, người bng bế nhau chạy, gào khóc, đôi lúc phi đóng lại vì quá ngột ngạt. Nhưng quyn sách cứ như một sự cm cn vô hình, bn năng càng bị cm, con người lại có xu hướng mun lục, tìm, xem. Đến giờ, nghĩ lại, mình vn nhớ như in tm nh chụp nón st, loại nón ca lính Mỹ bị vỡ một mng, nhánh hoa mọc ra từ l hng y (hình như sau này, tm nh được s dụng lại rt nhiu)


Bui đu tiên gặp Jeff, nói sơ qua những vn đ tâm lý, mình bt đu bằng quyn sách - nguyên nhân đu tiên đem cho mình khái niệm và ni sợ cái chết dù tui còn quá nh đ nghĩ đến những điu này. Ni sợ ngày càng nhiu theo thời gian, nhiu thăng độ khác nhau.


Hôm y đi v, cm giác hơi phn khích vì Jeff nói có th đưa mình đến một khong thời gian, bt cứ thời đim nào mà tim thức ca chính mình có th chạm đến, sẽ giúp gii to những vướng mc không thoát ra được. Nói với bạn chng: "Em nghĩ nếu thực sự có kiếp trước, kh năng thy lại những chuyện đã qua là có thực, chc chn em có dự phn trong cuộc chiến Việt Nam - Mỹ. Có khi là dân thường chạy loạn, có khi là bộ đôi cũng nên". Bạn chng luôn nực cười vì những chuyện mang tính đng bóng ca mình, cho rằng mình bị nh hưng từ việc đọc sách ri đâm ra ám nh. Nhưng cũng nói đùa "Có khi một chú lính Cộng hoà nữa y chứ."

Thứ 6, ngày 8 tháng 4, 2016

Buổi hẹn lúc 3 giờ 30 chiều.

Sau vài phút trao đổi về lần thôi miên tối thứ 4, Jeff hỏi mình muốn trở lại thời điểm vừa rồi hay muốn đến nơi khác. Mình muốn trở lại để nhìn và cảm rõ hơn. - Vậy cần tập trung nghĩ về những chi tiết như đôi giày, không gian, con ngựa ... Bất cứ gì có thể gợi lại cuộc đời đó. Nhưng nếu hình ảnh khác xuât hiện, cứ buông theo, đừng cưỡng lại - Jeff dặn thêm.
Nhắm mắt, thở đều, lắng nghe giọng nói trầm ấm và từ tốn của Jeff
1 nghĩ đến màu sắc, hình dáng, chi tiết sẽ nhắc lại cuộc đời ấy
2 thả lỏng, thả lỏng, hít sâu, thở đều
3 .. 4 ....
20, bước chân vào điểm đến!
Mặc dù mí mắt đã bắt đầu giật nhưng mình phải cố hết sức, nhập tâm tìm kiếm hình ảnh. Khá lâu, mới thấy phần thân sau con ngựa, đuôi nó dài phất phơ làm mình muốn nắm vào những sợi lông. Hình ảnh rất mong manh, dường như chỉ cần một hơi thở cũng khiến nó tan mất. Jeff nói: thử sờ và cảm những sợi lông đuôi ngựa. Chưa kịp chạm tay, hình ảnh đã nhoè và lẫn vào ánh sáng trắng. Ánh sáng thu hẹp lại, dịu dần rồi trở thành nguồn sáng dài, tiến về phía trước như muốn hút mình vào. Do dự, mình ngả đầu về sau ghìm lại. Jeff bằng giọng đều đều khuyến khích mình buông trôi theo dòng ánh sáng.
Lại một đường hầm, có lẽ đang trở lại điểm bắt đầu của chuyến đi lần trước. Tối. Tốc độ di chuyển nhanh hơn, không chậm rãi như đi bộ, không còn cảm giác ngựa đi bên cạnh. Xóc, rung, lúc nghiêng trái, lúc nghiêng phải, tay mỏi vì phải ghìm giữ thăng bằng. Vậy là mình đang cưỡi ngựa? Độ xóc ngày càng rõ, đường rất xấu. Một lớp kính mờ như bám bụi bẩn che tầm mắt. Lúc ẩn lúc hiện. Mình như đứng sau ô cửa cố theo dõi từng cử động của bóng người phía trước, hình dung điều gì đang diễn ra. Tối đen. Phớt qua hình thể cái nón cối. Ồ, cái nón đây rồi, chắc “Nó” đây rồi. Nếu cưỡi ngựa tại sao lại có lớp kính bám bụi đầy thế kia? Có gì khác thường.

Ơ, nó (hay là mình?) không cưỡi ngựa mà lái xe. Chiếc xe đời cũ. Lớp kính xe gần như phủ đầy bụi đưòng, chỉ đủ một khoảng sạch hơn cho người lái có thể nhìn bên ngoài, phía trước.  Hai tay đặt trên vô lăng. Không phải “Nó”, cái nón có hình thể khác, tuy mờ nhưng mình chắc chắn không phải loại mà “Nó” đã đội. Mình cố nhướn người về phía trước để nhìn đó là ai. Tối, hình như da mặt nhuộm đen, hơi bóng.
Jeff nhắc: - Thử hỏi xem người ấy là ai? - Không được, anh ta (chắc chắn là đàn ông) đang rất tập trung, không thể xao lãng đầu óc, đường xấu, đèn xe đã vỡ hoặc không thể bật, cần giữ vững tay lái chở những can xăng và rất nhiều thứ khác chất đầy khoang sau. Đưa tất cả về đến nơi là nhiệm vụ quan trọng.

Jeff: - Điều gì đang tiếp diễn?
- Tôi vẫn là một người lính, nhưng không phải những năm 1950, mà khoảng 1970s - không chính xác. Thời điểm chiến tranh Việt Nam - Mỹ.
Đường có vẻ đã bằng phẳng hơn. Mệt, tay mỏi. Tay phải buông xuống và chỉ lái bằng tay trái, theo quán tính, định gác cánh tay lên thành cửa xe cho bớt mỏi, khi ấy mình mới nhận ra không có cánh cửa, chiêc xe cũng không có mui.
- Tôi đang lái xe, xe quân sự ... A, xe Jeep.
Đường vẫn dài, tuy mui trần nhưng không hề có gió, nóng. Đi mãi không thấy điểm dừng.

Jeff dẫn mình đến thời điểm khác.

Tối. Dường như mình đang ở vị trí cúi thấp hoặc nằm, tầm mắt hướng lên cao. Có khói, bắt đầu có lửa, có âm thanh. Hình dáng của một người lính đậm hơn màu không gian, vẻ mặt căng thẳng, cầm súng (mình - hiện tại - gọi đó là AK - chẳng biết chính xác đấy là loại súng gì, chỉ biết nó dài và phải cầm bằng hai tay), anh chạy nhanh. Anh ta mặc quân phục bộ đội Việt Nam màu xanh lá đậm. Sự hỗn độn dần rõ lên. Có lẽ người lính kia là đồng đội, sao mình lại ở yên đây mà không đứng lên chạy cùng anh ta?

Jeff động viên, cố đứng dậy, theo dõi diễn biến xung quanh. Và mình chạy, đôi giày nặng như trì chân lại (một đôi ủng có đế dày?), nhưng không phải - ống quần bên phải bị vướng vào vòng kẽm gai rách toạc. Cảm giác có máu. Mình bị thương rồi! Bên phải bắp chân là vết thương rách toác, mình có thể thấy phần thịt nát, lộ chút xương bên trong, máu ra quá nhiều. Chắc vì thế nên mình đã không thể đứng lên chạy. Tất cả trở nên nhoè nhoẹt.
Thế là chết rồi sao? Chết khi vẫn chưa biết mình là ai?

Màu trắng. Màu trắng này trông quen thuộc, không phải thứ ánh sáng vẫn xuất hiện đưa mình đi. Trần nhà!!! Mình chưa chết, mà chỉ nằm mắt hướng lên trần nhà. Thấp thoáng chút màu xanh nhạt, không rõ màu tường hay màu áo người qua lại - thứ màu xanh nhàn nhạt đi cùng màu trắng là loại màu rất buồn tẻ, chưa bao giờ mình ưa thích . Vậy mà bây giờ, nằm đây, nó lại là tông màu đẹp nhất. Quân y viện. Y tá trong bộ váy trắng đi lại tất bất. Mình nằm (đã không còn sự phân biệt "mình" - "nó" hay ai khác) với sự nhẽ nhõm, thanh bình, có chút tự đắc được nằm nơi yên tĩnh giữa màu xanh trắng trong khi bao nhiêu người khác vẫn đang quay cuồng trong làn khói đạn ngoài kia. Mình-hiện tại xen vào: làm sao có được một nơi sạch sẽ, thoáng đãng thế.  Khoanh hai tay kê dưới đầu, mình thấy sảng khoái, chính điều này khiến mình có thể thấy bất cứ đâu cũng đẹp, kể cả màu xanh chán ngắt kia. 

Chỉ muốn tận hưởng cảm giác này mãi. Nhưng Jeff đã xen vào, nhắc nhở: đi tiếp.

Vẫn nằm, mắt nhìn trần nhà. Mình thấy hình dáng một cái đèn tròn với đường kính rộng, hình như chưa bật vì không chói mắt. Tiếp tục cảm giác an nhiên. Một tấm màn ngắn giăng ngang phần dưới bụng. Vài bác sĩ, y tá đứng mé chân. Chắc hẳn họ làm gì đấy với cái chân bị thương của mình. Mặc kệ, họ có thể làm bất cứ điều gì, kể cả cắt chân, miễn là mình được nằm đây, không phải trở lại chiến trường. Thoáng nghĩ đến việc trở lại nơi ấy, mình đã gạt sang một bên để tiếp tục miên man tự mãn.

Mọi thứ diễn ra nhanh và náo động, rồi đột ngột yên tĩnh, chỉ tập trung vào những sự kiện xảy ra, mình bỏ quên luôn việc tìm hiểu mình là ai. Jeff nhắc chừng: đừng quên nhận biết ai đang nằm đó, bao nhiêu tuổi, màu da. Hãy hình dung có một tấm gương trên trần nhà.
Mình nhìn quanh, chẳng có tấm gương nào. Nơi này, chỗ phòng mổ sao lại có gương trên trần, mà hình như cũng chẳng phải loại trần cứng cáp nữa, chẳng gương nào có thể treo lên. Nhưng mình có thể nhấc đầu, nhìn xuống dưới bụng. Hả!?? Mình có thân hình đẹp vậy sao? Ngực rộng, bụng thon, 6 múi rõ ràng. Da mình thật đẹp, láng mịn, săn chắc. Nằm xuống, mình nói với Jeff: không thể tin được, tôi có một cơ thể khoẻ, đẹp vậy à? Nhấc đầu lên lần nữa để chắc chắn. Hẳn mình đã rèn luyện cơ thể nhiều mới có cái bụng tuyệt hảo như thế. (Mình, hiện tại, buồn cười vì tính trẻ con của chàng trai ấy. Chẳng lo đến cái chân mà lại thích thú ngắm nhìn mớ cơ bụng)

 Ơ, ... Sực nghĩ ra như một phát hiện, ngạc nhiên vô cùng - Jeff ơi, tôi không phải người Việt Nam là một chàng trai Mỹ, trắng, rất trẻ ... 19 tuổi. Hình như tên Phill.

Mà thôi, tên gì dù Phill hay Bill cũng không quan trọng để nhớ chính xác. Mình chưa hết thích thú vẫn tự tấm tắc khen cái bụng, đến mức phải reo nhỏ với Jeff: anh không tin được đâu, cơ thể tôi đẹp lắm nhá. Dám cá là anh không thể nào bằng (cười). Hình như Jeff cũng buồn cười, nhưng cần giữ giọng đều và bình thản.

Jeff nói: đã đến lúc phải nhìn lại cái chết của cuộc đời đó. Sẵn sàng chưa?

Tuy còn luyến tiếc nhưng chẳng lẽ nằm đấy mãi để tự tán thưởng. Và mình đã sẵn sàng.

Lại một không gian mịt mù khói bụi. Âm thanh hỗn loạn, tiếng người hét bên tai. Mình và một số người nữa đang trong lòng chiến hào. Trước mặt là khẩu súng khá to, chưa nhìn rõ là súng gì, hay là khẩu đại bác (cannon)? Không, nếu cannon thì quá to. Một lần nữa, mình giữ trách nhiệm sử dụng một vật tuy không to nhưng cần hai tay và sức ghìm sự rung giật. Khẩu súng máy! Vừa nhận ra loại vũ khí đang khiến hai cánh tay căng cứng (mình - hiện tại, mí mắt giật chưa lần nào nhanh thế, ngón tay bấu chặt vào nhau, cả cánh tay cứng đờ, cơ bắp tay run run), thì ngay lập tức cảm thấy vỏ đạn bắn tung toé, phải nheo mắt lại nhưng vẫn lia súng theo quán tính. Chẳng biết lia vào đâu, vào ai, cứ bắn, bắn liên hồi vào khoảng không mù mịt phía trước, bên ngoài chiến hào. Căng thẳng, tập trung cao độ khiến mình không còn đầu óc để suy nghĩ và sợ hãi.

Một thứ ánh sáng mạnh như tia chớp chói lên phía đuôi mắt phải. - Jeff ơi, tôi bị bắn rồi. Bắn vào đầu, bên trên tai phải. Nhưng tôi còn sống. Chắc chắn còn sống. Chỉ là bị thương, cái  nón bật khỏi đầu rơi đâu không rõ.

Mình buông súng, tay phải bịt vào vết thương, máu trào qua các kẽ ngón tay. Không, chưa chết, không thể chết. Ai đó vội nhảy vào vị trí điều khiển khẩu súng thay mình. Không đứng vững được nữa rồi, phải dựa về phía sau, và mình đang dần khuỵu chân xuống dọc theo vách đất, ba lô hay vật dụng gì đấy cấn vào vách đè lên lưng cồm cộm. Cả thân hình đã không chủ động được, mình vật nghiêng, ngã xuống từ từ, tay phải vẫn đặt nơi vết thương. Mọi người vẫn tập trung vào việc xả súng, la hét, chạy lúp xúp, chẳng ai để ý rằng mình đã không gượng lên được nữa.

Cảm giác bay bổng chầm chậm. Nhìn xuống, thân thể nằm đấy chỉ là một phần nhỏ trong toàn cảnh hỗn độn tung toé và mờ mịt trăm nghìn mảnh màu đen xám vỡ nát. Rồi lên cao hơn nữa, mọi thứ mờ dần trở nên trắng đục. Chỉ còn thấy mình nằm đấy như đang co ngủ, một giấc ngủ ngon. Cho đến tận giây phút này, mình mới thấy gương mặt thanh tú, làn da trắng ửng màu rám nhẹ, mái tóc nâu dày hớt cao bên mang tai và sau gáy, rất đẹp; thân hình cao dong dỏng cân đối, mạnh khoẻ trong bộ quân phục, đôi giày to nặng chỉ tăng thêm vẻ cứng cáp. Phill trẻ quá, chỉ là một đứa trẻ mới lớn trong thân hình cao to, nằm đấy toả ra vòng ánh sáng trong vắt như bảo vệ không để thứ màu trắng đùng đục kia tràn lấp.

Nhẹ bẫng. Dường như đang trong không gian nhà thờ - chỉ là cảm giác về không gian cao rộng, hoàn toàn tối, một bóng tối không gây hồi hộp, mà ngược lại dìu dịu êm ái, mang đến sự ấm áp khiến cho bất cứ ai cũng muốn đắm chìm vào. 
Hướng nhìn lên khung cửa sổ trên cao, cửa sổ với vòm chóp nhọn, luồng ánh sáng toả xuống bao trọn tầm nhìn, sáng loà mà không hề chói chang, rất thanh thản, mình nhắm mắt hít một hơi dài rồi tan biến vào vùng sáng với ý nghĩ cuối cùng "Goodbye".